Yêu cầu kỹ thuật của lan can cầu đường bộ khách hàng cần biết

Ngày đăng: 10-09-2020

Yêu cầu kỹ thuật của lan can cầu đường bộ khách hàng cần biết

Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu cũng như tiêu chí về an toàn ngày càng được chú trọng. Trong lĩnh vực giao thông vận tải thì yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo an toàn, giảm thiểu các tai nạn không đáng có xảy ra cho người và phương tiện khi lưu thông trên đường. Một trong những công cụ giúp hạn chế các rủi ro kể trên chính là sử dụng lan can cầu đường tại các vị trí thích hợp.

Lan can là bộ phận được xây dựng, lắp đặt kiên cố tại các vị trí quan trọng như phân làn, trên cao tốc, cầu vượt với mục đích là chỉnh hướng, lắp hai bên cầu đường bộ, cầu qua sông, hầm, đèo,… Lan can bao gồm các bộ phận như: tay vịn, cột và thanh chống giữa.

Các chất liệu được sử dụng để làm lan can cầu đường bộ cũng rất linh hoạt, phụ thuộc vào thiết kế, chi phí đầu tư cũng như vị trí địa lý, mục đích lắp đặp; có thể là: thép, nhôm, gỗ, bê tông cốt thép,…

Để đưa vào sử dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật lan can cầu có những tiêu chuẩn riêng cần đáp ứng. Đối với cầu có phần đường dành cho người đi bộ thì lan can phải cao hơn mặt cầu, để bảo vệ người đi bộ cũng như tạo cảm giác an toàn. Còn đối với phương tiện giao thông thì lan can có tác dụng ngăn đỡ, cản trở các phương tiện giúp không bị văng ra khỏi cầu khi xảy ra sự cố.

Yêu cầu về tiêu chuẩn sản xuất lan can cầu đường bộ cụ thể là gì?

Tiêu chuẩn kỹ thuật lan can phụ thuộc vào mỗi cấp đường mà sẽ có mức độ ngăn chặn khác nhau. Khi thiết kế cần dựa vào 1 trong 5 quy định sau đây để lên phương án:

  1. L1 – Mức cấp 1: dành cho đường phố là khu vực có tốc độ thấp, hạn chế tốc độ di chuyển thấp hoặc trong công trường có tốc độ và lưu lượng xe di chuyển thấp.
  2. L2 – Mức cấp 2: dành cho đường trong công trường cũng như ở hầu hết các địa phương, hay nơi tính toán chỉ có số lượng ít xe tải trọng nặng lưu thông và quy định về tốc độ đã được giảm bớt (tốc độ trung bình)
  3. L3 – Mức cấp 3: quy định sản xuất lan can cầu đường bộ cho các đường có tốc độ cao với hỗn hợp các xe tải và các xe nặng: như xe ben, xe container. Là tuyến đường dễ xảy ra va chạm do mất tốc độ)
  4. L4 – Mức cấp 4: áp dụng cho các đường cao tốc với tốc độ cao, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, thường xuyên; tỷ lệ xe nặng, tải trọng lớn chiếm đa số. Bên cạnh đó, còn quy định cho đường bộ có điều kiện lưu thông xấu.
  5. L5 – Mức cấp 5: áp dụng giống như mức 4 nhưng khi yêu cầu cần mức độ ngăn chặn cao hơn.

Tham khảo thêm lan can cầu đường bộ do Cơ khí cao su Trường Sơn sản xuất

Qua bài viết trên, Trường Sơn hi vọng cung cấp thêm thông tin về các tiêu chí để khách hàng đưa ra lựa chọn lan can phù hợp theo mục đích sử dụng của mình cũng như quy định của nhà nước.

Cao su Trường Sơn chuyên thiết kế, sản xuất, thi công lan can đạt chất lượng kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết với khách hàng cung cấp hệ thống lan can cầu đường bộ với giá thành cạnh tranh nhất tại Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Mọi yêu cầu tư vấn chí tiết hơn cũng như báo giá tham khảo cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ CAO SU TRƯỜNG SƠN

Địa chỉ: 288 Phạm Văn Hai, Phường 5, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 0934.4444.88 hoặc 0943.99.77.88

Email: truongson2015@gmail.com

Website: congtytruongson.vn